
Tất tần tật về bệnh lý rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là bệnh lý liên quan tới người có nhịp tim bất thường. Nhịp tim của người này có thể quá nhanh hoặc quá chậm, hay lúc nhanh lúc chậm không kiểm soát được. Tuy nhiên, người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu kịp thời phát hiện và điều trị sớm. Biogreen sẽ giới thiệu chi tiết về bệnh này và cách khắc phục nhờ thảo dược trong bài viết này.
Rối loạn nhịp tim là gì?
Đây là bệnh lý liên quan đến các xung điện điều khiển và điều hòa nhịp tim. Chúng hoạt động không bình thường. Điều này có nghĩa là tim đập quá nhanh hoặc quá chậm, hoặc tim đập không đều, lúc đập nhanh lúc lại đập chậm.
Nhịp tim đập bất thường do rối loạn nhịp tim gây ra
Theo Hội Tim mạch Việt Nam, nhịp tim trung bình của người bình thường dao động từ 60-100 nhịp trong vòng 1 phút. Khi nhịp tim lên cao trên 100 nhịp/phút thì được coi là nhịp tim nhanh. Còn nếu nhịp tim xuống dưới 60 thì nhịp tim của người đó là nhịp tim chậm. Một số nước khác cho rằng nhịp tim chậm là nhịp tim dưới 50 nhịp/phút.
Cần khám bệnh định kỳ để có thể phát hiện bệnh rối loạn nhịp tim
Một số loại rối loạn nhịp tim bao gồm:
- Rung tâm nhĩ phổ biến nhất, tim đập không đều, có xu hướng nhanh hơn so với người bình thường
- Nhịp nhanh trên thất gây ra những đợt tim đập nhanh bất thường trong lúc nghỉ ngơi
- Nhịp tim đập chậm hơn so với nhịp tim của người bình thường
- Block tim gây ra nhịp tim chậm và có nguy cơ khiến người bệnh trụy tim
- Rung tâm thất gây ra tình trạng tim đập nhanh, hỗn loạn, gây ra nguy cơ mất ý thức, đột tử nếu không kịp thời can thiệp
Biểu hiện bệnh rối loạn nhịp tim ra sao?
Rối loạn nhịp tim có thể không gây ra triệu chứng hay dấu hiệu nghiêm trọng nào. Bác sĩ có thể phát hiện vấn đề về nhịp tim nếu bạn khám sức khỏe định kỳ. Tuy nhiên, không có triệu chứng không đồng nghĩa bạn đang khỏe mạnh. Hãy chú ý một số triệu chứng nhẹ dưới đây để đi khám bệnh kịp thời:
- Cảm nhận được nhịp tim trong lồng ngực như khi thấy hồi hộp
- Cảm thấy nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm
- Xuất hiện cơn đau ở ngực
- Hơi thở ngắn hoặc cảm thấy khó thở
- Hay gặp hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng
- Tâm trạng lo âu, cơ thể mệt mỏi
- Ngất xỉu hoặc gần như cảm thấy sắp ngất
Các nguyên nhân gây ra bệnh
Có nhiều lý do gây ra bệnh rối loạn nhịp tim. Bao gồm các bệnh nền mà bệnh nhân mắc cùng với các thói quen không lành mạnh. Một số vấn đề gây ra tình trạng bênh này có thể là: cấu trúc tim bị thay đổi (bệnh cơ tim), bệnh động mạch vành, bệnh đái tháo đường. Hoạt động khác thường của tuyến giáp (cường giáp, suy giáp) cũng gây ra căn bệnh này. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có huyết áp tăng cao, mắc bệnh đái tháo đường hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thì có thể bị rối loạn nhịp tim.
Hút thuốc lá thường xuyên có thể gây ra rối loạn nhịp tim
Bên cạnh đó, nhiều thói quen không lành mạnh cũng gây ra bệnh này. Một số thói quen xấu như hút thuốc lá, uống nhiều đồ uống chứa cồn và cafein. Ngoài ra, lạm dụng chất kích thích hoặc quá lo âu, căng thẳng cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
Các loại thực phẩm tốt cho tim mạch
Nhằm ngăn ngừa bệnh rối loạn nhịp tim, bạn nên ăn uống theo một chế độ hợp lý, đầy đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các sản phẩm tốt cho tim mạch cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh.
Rau xanh và trái cây
Rau củ quả là thực phẩm tốt cho tim mạch
Rau xanh và hoa quả luôn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo, đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Với các vitamin, khoáng chất, chất xơ, rau củ quả giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch cực kỳ hiệu quả. Đồng thời ăn nhiều rau xanh giúp bạn giảm thiểu khẩu phần thịt, phô mai, đồ ăn nhanh.
Bạn nên ăn rau củ, trái cây tươi hoặc nước trái cây tươi, không nên dùng các loại đóng hộp có nhiều đường. Không nên ăn rau củ quả kèm nhiều sốt béo, rau chiên giòn, …
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng có vai trò điều hòa huyết áp, bảo vệ sức khỏe tim mạch. Bạn có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt thay thế cho các loại đã tinh chế. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại bột mì, bánh mì.
Chất béo tốt
Một số chất béo tốt nên sử dụng là dầu oliu, quả bơ, dầu hạt cải. Ngoài các thực phẩm trên, chất béo có trong thịt mỡ, bơ, sốt kem, dầu dừa, dầu cọ đều gây hại tới hệ tim mạch. Cụ thể, những chất béo bão hòa này làm nồng độ cholesterol trong máu tăng cao. Lâu dần, các mảng bám tích tụ càng nhiều vào thành mạch. Điều này sẽ gây ra gây ra xơ vữa động mạch, đau tim và thậm chí là đột quỵ.
Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa trong chế biến, dùng dầu oliu, dầu hạt cải để chế biến các món ăn tốt cho tim mạch. Ăn thịt nạc cũng giúp bạn giảm thiểu lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.
Bổ sung thảo dược đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo là một phương thuốc quý giá từ xa xưa. Đông trùng hạ thảo đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời đối với hệ tim mạch.
Bổ sung thêm đông trùng hạ thảo để tốt cho tim mạch
- Tác dụng làm giảm tình trạng huyết áp cao và điều hòa rối loạn nhịp tim. Đông trùng hạ thảo giúp bảo vệ cơ thể trước tình trạng thiếu oxy và thiếu máu cục bộ.
- Các hợp chất Adenosine, deoxyadenosine, nucleotide, nucleoside đóng góp tích cực tuần hoàn mạch vành và não.
- Sử dụng đông trùng hạ thảo giúp tăng lưu lượng máu từ mạch vành đến tim. Điều này giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh mạch vành hoặc nhồi máu cơ tim cấp tính.
- Hỗ trợ bệnh nhân suy tim. Dựa trên nghiên cứu về đông trùng hạ thảo, người dùng có cung lượng tim tăng 60%, bảo vệ người bệnh khỏi nhồi máu cơ tim cấp. Đông trùng hạ thảo làm giảm nhu cầu oxy của cơ tim đáng kể, giúp ngăn ngừa thiếu máu cục bộ.
Rối loạn nhịp tim hoàn toàn có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình, mọi người nên thăm khám định kỳ. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cũng cần phải xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho tim mạch. Ngoài ra, bổ sung đông trùng hạ thảo hàng ngày cũng giúp bạn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim đó.
Xem thêm: Các biện pháp tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh
Từ khóa: bệnh tim mạch, biogreen